pour: TOI

Tâm lý học - Học về lý, học về tâm

Ngành tâm lý học, vừa thuộc ngành y, vừa thuộc ngành xã hội, và rất rộng, lại rất trừu tượng với những người ngoài ngành như tôi. Vì vậy, tôi không giải thích về chi tiết, định nghĩa,v.v. nhưng điều mà những sinh viên, bác sĩ phải mất chục năm trong cuộc đời để nắm bắt, hiểu và áp dụng lên những "bệnh nhân" tâm lý, tâm thần. Tôi chỉ nhìn vào những trường hợp cụ thể của "tâm lý", rồi tìm đọc và hiểu theo góc nhìn của người bình thường có tâm lý của riêng mình (Haha, nói đến đây, thấy hơi có vấn đề tâm lý rồi ha)

 

Cái trường hợp thứ nhất mang tên "Hiệu quả Placebo". Placebo từ gốc từ Latin nghĩa là đùa giỡn (plaire), và được nói lần đầu tiên từ tuốt thế kỷ thứ 15 rồi do 1 ông tên Paracelse (hông biết phải từ tên ông này đặt cho paracétamol hông ta :D). Hiện nay tác dụng và hiệu quả của Placebo đang được bàn cãi rất nhiều vì... không giải thích được, hoặc vì đã giải thích được mà vẫn không hiểu hết cũng nên (thì có không hiểu mới có cãi, nếu ai cũng hiểu cùng 1 ý thì đã không cãi).

 

Nghĩa là, có những viên dạng thuốc, nhưng không hề có 1 tác dụng điều trị nào cả, có thể nói là tương đương với những viên đường cục (đường còn ngon hơn vì có mùi vị), nhưng khi áp dụng vào điều trị thì kết quả tương đương với thuốc. Năm 1997, bác sĩ Thomas ở Southampton đã chia điều trị 200 bệnh nhân bị đau lưng kinh niên bằng Placebo không nói cho biết, kết quả là 125 người nói là đỡ bệnh nhiều hoặc có tiến triển tốt. Nên nhớ đây chỉ là ăn những viên kẹo không hơn không kém, không hề có giá trị về mặt thuốc thang gì cả.

 

Một số thử nghiệm khác cũng trên những người bị bệnh gì đó đau đớn cho thấy 54% bệnh nhân nói giảm đau hẳn, coi như placebo là morphine vậy, và 30% trên đà khỏi hẳn. Một thử nghiệm trái chiều là, đưa người bệnh những viên placebo luôn luôn hoàn toàn trung tính và nói rằng, đây là thuốc hoá trị mạnh. Kết quả là bệnh nhân luôn than mệt,thậm chí 33% còn bị rụng tóc nhiều, y như hậu quả của thuốc hoá trị.

 

Vậy mới thấy, cùng 1 viên placebo với giá chỉ khoảng 2,5 dollar, mà cùng với tâm lý người dùng tốt hay xấu, hy vọng hay không, thì cũng sẽ có những tác dụng đi theo. "Hiện tượng placebo" vậy có thể được dùng rộng rãi để chỉ những sự việc hoàn toàn trung tính, nhưng cùng với tâm lý con người khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau thì thành ra cũng khác nhau mất rồi, hoặc là "liều thuốc bổ", hoặc là "chén thuốc độc".

 

Thứ 2, là cái mà y học gọi là "psychosomatique" , dịch sang tiếng Việt thì dài thòong là "y học tâm thần thân thể", vì trong từ này có cả "thân thể" và "tâm thần". Tại sao? Chỉ cần 1 trường hợp tiêu biểu nhất là có thể hiểu.

 

Tại Mỹ, có 1 nữ bệnh nhân được xác định là ung thư máu, phải nhập viện gấp để chữa bệnh. Vài ngày sau, bác sĩ gọi điện đến để hối thúc bà này nhập viện thì bà ấy nói không hề đi khám gì cả, coi như quên mất tiêu lần khám trước, nhưng vì nể tình bác sĩ gọi nên cũng đi đến khám lại (nhưng đối với bả là khám lần đầu). Vậy mà, các xét nghiệm máu lần thứ 2 hoàn toàn chứng minh là máu khoẻ, không có chút triệu chứng gì ung thư hết. Bác sĩ, sau khi kiểm tra mọi thông tin về bệnh nhân và xác định là cùng 1 người, đã xin phép được giữ bà lại thêm 1 lần nữa xét nghiệm lại bởi các bác sĩ khác. Lần thứ 3 thì xác định là ung thư máu. Lần thứ 4 để chắc chắn thì lại là không. Cuối cùng, người ta phát hiện ra là bà bệnh nhân mà người đa tính cách. Có 2 con người khác nhau trong bà ấy, nên người này thì khoẻ mạnh mà người kia thì bị ung thư. Vậy phải giải thích ra sao trong khi cùng 1 thân thể, cùng 1 khối óc, cùng 1 dòng máu?  Lúc đó, người ta chỉ có thể nói là, vì ung thư cũng có thể phát sinh từ các sự stress mà thành, nên 1 con người thì quá phiền muộn đâm ra gây bệnh tật cho cơ thể, 1 con người khác thì vui tươi nên hoàn toàn khoẻ mạnh.

 

Nói theo y học cổ truyền thì "tâm bệnh nên thân bệnh" là hoàn toàn chính xác, thế nên trong cụm dịch mới có cả "thân thể" và "tâm thể", vì tâm cũng được xem là 1 chủ thể ngang hàng với cơ thể, tâm mệt thì người mệt, ngược lại, người mệt chưa chắc tâm mệt (ví dụ đi tập thể dục, đi chơi, đi chọc phá người khác,etc.)

 

Như vậy, rõ ràng "tâm lý học" là phải hiểu về "lý" - lý trí, lý hình, cơ thể, mà còn phải nghĩ về "tâm" nữa - tâm tư, tâm sự, tâm tình,v.v.

 

Có 3 nhà khoa học khác ngành nhau, nhưng sau bao nhiêu năm nghiên cứu nhọc nhằn đã phát hiện ra 1 điều chung, mà từ đó hình thành cái là hiện nay mọi người gọi là "nhân điện".

 

Người đầu tiên là Tsiang Kan Cheng. Ông lánh qua Nga tị nạn trong giai đoạn "Cách mạng văn hoá" ở Trung Quốc, và được tạo điều kiện nghiên cứu và liên kết từ y học truyền thống Trung Hoa sang "trường điện sinh học" (bio-électromagnétiques). Năm 1989, ông đã chứng minh được và báo cáo trước 130 nhà khoa học, vật lý học, sinh học nổi tiếng nhất thế giới về lý thuyết này. Theo đó, mỗi ADN, mỗi tế bào của cơ thể động vật, và cả thực vật đều có 1 trường năng lượng yếu. Nếu làm tăng được năng lượng này, thì tế bào, cơ thể có thể trẻ hoá và chuyển hoá năng lượng cho nhau để cùng nhau giữ sức mạnh.

 

Người thứ hai là Boris Iskakov, là nhà vật lý nổi tiếng trong lĩnh vực vật lý lượng học. Cuộc đời nghiên cứu của ông đã được ghi ngắn gọn là "theo lý thuyết Karma", nghĩa là mỗi một suy nghĩ hay hành động của chúng ta, tốt và xấu sẽ tác động cùng 1 kiểu lên trên chính chúng ta. Vì Karma là "nghiệp" mà, ta tạo nghiệp cho chính mình trong từng suy nghĩ dù chỉ trong đầu.

 

Và ông đã chứng minh nó bằng cả những con số hẳn hoi mới ghê. Ông làm các thí nghiệm và chỉ ra rằng, mỗi 1 suy nghĩ làm rung não bộ và phát ra từ trường sóng. Vecteur (nghĩa là hướng đi, chiều chuyển động, hic, có đúng hông ta, thôi hiểu được rồi ha) của suy nghĩ lập tức được hình thành trong không gian của người nghĩ bằng những vô số những hạt cơ bản có khối lượng từ 10 mũ -10 đến 10 mũ trừ 20 theo đơn vị gram, và hạt đi với tốc độ ánh sáng. Vì vậy, suy nghĩ là dạng sóng "sống", là 1 dạng "vật chất" tồn tại với thời gian và không gian, đặc biệt phát từ người nghĩ nên lúc nào cũng "dính" đâu đó trên đầu, cổ, tay, chân gì đó của họ.

 

Nếu suy nghĩ xấu mạnh, năng lượng của nó, theo quy luật vật lý, để chiếm các hạt cơ bản khác của những sóng năng lượng trung tính, bình thường, để rồi từ từ sẽ lan ra làm xấu hết toàn bộ "nhân tướng" của người nghĩ. Thời gian trung bình để loại bỏ 1 hạt cơ bản xấu là từ 7-9 ngày, nhưng nếu có năng lượng tiếp vào thì nó sẽ càng lúc càng "sống lâu", mạnh hơn và rất khó để dứt bỏ.

 

Người thứ 3 là Tamia Rechetnikova, nhà sinh vật học về năng lượng sinh thực vật, hiện nay vẫn là giám đốc của nhiều dự án tầm cỡ và tối mật về lĩnh vực này.

 

Trong vài thí nghiệm cho thấy là, con người và cây cỏ có thể giao lưu với nhau chỉ cần bằng ánh mắt và suy nghĩ, hơn nữa, thực vật có thể cảm nhận với đầy đủ nghĩa của vui, buồn, căm thù, giận dỗi và thưởng thức. Một nhóm sinh viên đi vào vườn và chặt 1 cây to trước mặt những cây khác. Sau đó, người ta nối những máy đo xung động sóng vào 1 cây ở gần và 1 cây khác ở xa cây bị chặt. Từng sinh viên đi vòng qua gốc cây thứ nhất (ở gần). Đến lượt sinh viên người đã cầm lưỡi dao để chặt ngã cây kia, thì sóng xung động của cây ở gần lập tức dâng cao đột ngột, 30giây sau, ở cây xa hơn cũng lập tức dâng cao cùng tần số. Chứng tỏ có sự "nói chuyện" giữa các cây "Chính nó đó, đã giết đồng loại của mình".

 

Một thí nghiệm khác, có 3 chậu cây đều sắp ra hoa. Mỗi cây được nối với máy đo tần sóng. Mỗi cây được 1 sinh viên nói chuyện riêng trong vòng 2 tiếng. Cây thứ nhất nghe 1 sinh viên hát và liên tục nói thì thầm là "Tao yêu mày lắm". Cây thứ hai nghe sinh vien hát nhạc rock và thỉnh thoảng hét vào cây để "bày tỏ" cảm xúc theo kiểu rock. Cây thứ ba đứng nghe sinh viên "chửi" và nói bậy hết 2 tiếng. Kết quả: Ngày hôm sau, cây thứ nhất ra hoa to nhất,dáng lại rất đẹp, thẳng và đứng; cây thứ hai cũng ra hoa nhưng hơi xiêu vẹo 1 chút, hơi "lảng" ra phía xa chỗ đứng hát rock của sinh viên ngày hôm trước (điếc lỗ tai quá mà); còn cây thứ 3 thì chết thẳng cẳng.

 

Như vậy, khi ta nói bậy nghĩa là phát ra năng lượng xấu, có thể giết chết tế bào của cả 1 cái cây, còn khi ta nói êm dịu đàng hoàng là kích thích các mầm tế bào phát triển đúng đắn.

 

Học về lý thì phải hiểu về tâm là vậy. Chỉ nói lý, không có tâm, thì mãi mãi chỉ là một kẻ nói gàn.Tâm cũng quan trọng như cơ thể. Như 2000 năm trước, Platon đã gọi "eidos" là những tinh thần còn sống cung quanh ta, độc lập với vật chất của cơ thể.

Nếu tinh thần ta đủ mạnh, thì còn rất nhiều chuyện ta có thể làm mà không ngờ tới, ngay cả chuyện lãng mạn nhất, là có thể tìm lại nhau... 1 ngày nào đó giữa mênh mông những kiếp sau .Tại sao không chứ? 



06/10/2010
0 Poster un commentaire

A découvrir aussi


Inscrivez-vous au blog

Soyez prévenu par email des prochaines mises à jour

Rejoignez les 6 autres membres